top of page

Gợi ý các bước để lập kế hoạch Marketing hoàn hảo

Kế hoạch marketing là kim chỉ nam cần thiết để thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp, thương hiệu của bạn. Không chỉ là một bài tập viết ra các chiến lược, ý tưởng, quá trình lập kế hoạch giúp bạn hiểu các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thành công và phát triển kế hoạch của bạn một cách chi tiết. Cùng mình tìm hiểu: Gợi ý các bước để lập kế hoạch marketing hoàn hảo và logic nhé!


BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU (CAMPAIGN OBJECT)

Ở bước này, các Marketer cần phải xác định mục tiêu (Object) của chiến dịch là gì. Có 3 loại mục tiêu marketing thường gặp:

  • Mục tiêu kinh doanh (Business Object) : hướng tới mục tiêu gia tăng doanh số, các chỉ số tăng trưởng.

  • Mục tiêu marketing (Marketing Object) : hướng đến việc thay đổi hành vi người tiêu dùng.

  • Mục tiêu truyền thông (Communication Object) : sẽ hướng đến sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm lý, định kiến người dùng.

Việc xác định mục tiêu là bước cực kì quan trọng vì nó sẽ giúp bạn tưởng tượng rõ ràng nhất đích đến của bạn sau chiến dịch của bạn là gì, là căn cứ cho việc xác định KPI và đánh giá hiệu quả của chiến dịch.


BƯỚC 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC (STRATEGY APPROACH)

Đây là bước chiến lược do cấp chức năng xây dựng ngắn hạn, nhằm góp phần đạt được mục tiêu đặt ra. Strategy marketing - Chiến lược marketing là một kế hoạch tổng thể để doanh nghiệp nói chung và chiến dịch nói riêng tiếp cận được người dùng tiềm năng và biến họ thành khách hàng. Nói cách khác đây là bước xác định Target Audience và Insight của khách hàng, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể.

Một chiến lược marketing sẽ bao gồm: tuyên bố giá trị (Value Proposition), thông điệp thương hiệu chính (Key Brand Messaging), dữ liệu nhân khẩu học của các khách hàng mục tiêu và các yếu tố cấp cao khác của công ty.

Một số mô hình chiến lược chiến lược phổ biến trong marketing:

2.1 Mô hình phân tích SWOT

2.2 Mô hình chiến lược 4P

2.3 Mô hình chiến lược 7P

2.4 Mô hình marketing 4C

2.5 Mô hình SAVE – Mô hình marketing hiện đại

2.6 Mô hình chiến lược 9P

2.7 Mô hình 3C trong marketing

2.8 Mô hình 4S trong marketing chiến lược


BƯỚC 3: Ý TƯỞNG LỚN (CREATIVE APPROACH)

Sau khi xác định mục tiêu và nắm được Insight, bước tiếp theo cần làm là nghĩ ra một ý tưởng để giải quyết tất cả những vấn đề này, hay đó gọi là Big Idea. Big Idea là tinh thần và linh hồn của cả chiến dịch, định hướng tất cả các hoạt động nhất quán theo cùng một chủ đề và concept nội dung.

Kèm theo Big Idea là một thông điệp chính (Key Massage) kéo dài xuyên suốt chiến dịch qua những hoạt động để người dùng thực sự hiểu và ghi nhớ thông điệp bạn muốn truyền tải.

Sau khi có Big Idea, bạn cần hiện thực hoá nó bằng cách lập ra một kế hoạch triển khai chi tiết qua từng giai đoạn (phase) khác nhau. Mỗi phase kéo dài bao lâu, object là gì, kinh phí bao nhiêu, chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng budget, hoạt động chủ đạo (key hook) và thông điệp truyền thông chủ đạo là gì? Những hoạt động này liên kết và hỗ trợ truyền tải thông điệp chính của chiến dịch như thế nào? Một kế hoạch chuẩn mực sẽ bao gồm 3 phase: Trigger, Engagement Amplified. Tuy nhiên theo bối cảnh hiện nay, không phải kế hoạch nào cũng phải tuân theo chuẩn mực này và hiếm khi người dùng có mặt đủ ở 3 phase. Một người dùng chỉ tiếp cận thương hiệu ở một thời điểm nhất định và họ khó có thể nắm bắt thông tin và hiểu được cả chiến dịch bạn muốn nói gì. Theo xu hướng marketing hiện đại, các marketer sẽ đầu tư toàn bộ ngân sách vào một đến hai giai đoạn đặc biệt và viral nhất, đây được xem là chiến lược thông minh.

Một Creative Approach cơ bản sẽ bao gồm:

3.1 Brand Role

3.2 Big Idea

3.3 Key message

3.4 Campaign Signature (visual, KOL, social language,...)

3.5 Campaign Roll-out


BƯỚC 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO KĨ THUẬT SỐ (MEDIA APPROACH)

Lập kế hoạch media là bước cho phép các marketer xác định thời gian, vị trí, các định dạng quảng cáo và tần suất hiển thị để quảng cáo có thể tạo ra những điểm chạm giá trị đúng người vào đúng thời điểm. Không những thế, việc lập kế hoạch media giúp bạn tối đa hoá lượt tiếp cận (Reach), tương tác (Engagement) và tỉ suất lợi nhuận (ROI).



Một số cách tiếp cận phổ biến trong các chiến lược marketing:

  • Tiếp cận luôn luôn (Alway on): đây là các sản xuất nội dung và quảng cáo liên tục trong những khoảng thời gian cố định để tăng tần suất người dùng tiếp cận với quảng cáo nhằm tăng nhận thức, giúp người dùng ghi nhớ thương hiệu.

  • Tiếp cận xen kẽ (Flighting): quảng cáo của bạn chạy không liên tục và không lặp lại theo chu kì. Thông thường, phương pháp này hoạt động tốt cho các chiến dịch promotion, sale,... và những chiến dịch bị ảnh hưởng bởi những mốc thời gian đặc biệt (ngày lễ).

  • Pulsing: là sự kết hợp của hai phương pháp trên. Dựa trên từng giai đoạn và mục tiêu của chiến dịch sẽ áp dụng đồng thời cả hai phương pháp để đưa ra hiệu quả tốt nhất.

Một Media Approach sẽ bao gồm:

4.1 Media Selection

4.2 Media Roll-out

4.3 Media Optimization

4.4 Format Suggestion


Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách lập kế hoạch marketing. Cuối cùng, một bản kế hoạch thành công đòi hỏi marketer phải có nhiều trải nghiệm, nhạy với thị trường và hiểu về doanh nghiệp, thương hiệu của bạn. Hãy trực tiếp làm và rút ra bài học cho bản thân sau mỗi campaign.

Nếu bạn có những câu hỏi, hãy để lại comment hoặc email cho mình. Mình rất vui có thể nhận các ý kiến đóng góp của bạn.



Thi Vũ Phi Bảo

Strategic Planner – J&T Express Việt Nam



bottom of page